Một hội đồng đạo đức của Tòa án Hiến pháp Indonesia (một trong hai tòa án hàng đầu nước này,ánhánIndonesiabịcáchchứcvìphánquyếtcólợichocontraitổngthốcách chụp màn hình máy tính bên cạnh Tòa án Tối cao) ngày 7.11 tuyên bố rằng chánh án Anwar Usman, em rể của Tổng thống Widodo, đã vi phạm đạo đức trong phán quyết được đưa ra vào ngày 16.10, theo AP.
Ông Jimly Asshiddiqie, người đứng đầu hội đồng đạo đức (tên chính thức là Hội đồng Danh dự), cho biết ông Usman "đã vi phạm nghiêm trọng quy định về đạo đức và hành vi đối với các thẩm phán hiến pháp", bao gồm các nguyên tắc vô tư, liêm chính và độc lập. Hội đồng đạo đức gồm 3 thẩm phán đã cách chức chánh án đối với ông Usman, nhưng vẫn cho phép ông ở lại tòa án với một số điều kiện nhất định, bao gồm việc cấm ông tham gia khi tòa án xét xử các tranh chấp bầu cử vào năm tới.
Động thái này diễn ra chưa đầy một tháng sau khi Tòa án Hiến pháp Indonesia đưa ra phán quyết với đa số thẩm phán ủng hộ liên quan đến việc thay đổi quy định bầu cử. Theo đó, tòa cho rằng không cần phải áp dụng giới hạn độ tuổi đối với các ứng viên tranh chức tổng thống hoặc phó tổng thống nếu trước đây họ từng giữ chức thị trưởng hoặc thống đốc.
Luật Indonesia quy định ứng viên tổng thống và phó tổng thống phải ít nhất 40 tuổi. Ông Gibran Rakabuming, con trai cả của ông Widodo và là thị trưởng thành phố Solo thuộc tỉnh Trung Java, năm nay 36 tuổi. Tuy nhiên, nhờ chức vụ thị trưởng và phán quyết nói trên, ông Rakabuming đã được phép đăng ký làm người đồng hành tranh cử cùng Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto, một trong 3 ứng viên tổng thống đầy triển vọng trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 2 năm sau.
Tòa án Hiến pháp đã đưa ra phán quyết chỉ 3 ngày trước thời hạn để ứng viên đăng ký tranh cử, dẫn đến nhiều tranh cãi. Chín thẩm phán của tòa đã trở thành bị đơn trong 21 đơn khiếu nại được đệ trình liên quan đến phán quyết này. Hầu hết đơn khiếu nại nhằm vào chánh án Usman, cáo buộc rằng ông đã vi phạm quy định khi tham gia đưa ra phán quyết bất chấp xung đột lợi ích xuất phát từ mối quan hệ của ông với gia đình Tổng thống Widodo.
Tuy nhiên, hội đồng đạo đức cho biết họ không có thẩm quyền hủy bỏ phán quyết này. Điều này có nghĩa là ông Rakabuming vẫn có thể tiếp tục tranh cử.
Theo Nikkei Asia, các phán quyết của Tòa án Hiến pháp Indonesia là quyết định "cuối cùng và mang tính ràng buộc", đồng thời không thể bị hủy bỏ bất kể quy trình có thể có sai sót, theo hiến pháp nước này và luật cụ thể về tòa án. Ít nhất hai cựu thẩm phán tòa án đã phải ngồi tù vì tội hối lộ, nhưng các phán quyết mà họ tham gia không bị lật ngược.